Go down
Vession
Vession
Mem Pro
Mem Pro
Châm ngôn: : Điều Bình An Vĩ Đại
Tài Sản ($NL) Tài Sản ($NL) : 565449
Bài Viết : 1033
Tham Gia : 14/05/2009
Tuổi : 31
Đến từ : Tiền Giang - TPHCM
https://tinxemay.forumvi.com

VỘI VÀNG (Xuân Diệu) Empty VỘI VÀNG (Xuân Diệu)

29/12/2010, 9:40 am
XUÂN DIỆU
I) Tiểu dẫn
1)Tác giả:

- Xuân Diệu (1916-1985), tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, bút danh là Trảo Nha. Xuất thân trong một gia đình nhà nho huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng lớn lên ở Quy Nhơn.
- Là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn,ông tham gia Mặt trận Việt Minh trước Cách mạng tháng Tám 1945.
- Xuân Diệu được mệnh danh là " ông hoàng thơ mới", là nhà thơ " mới nhất trong các nhà thơ mới", ông có nhiều đóng góp quan trọng trong nền văn học hiện đại Việt Nam.





2) Tác phẩm: ông đã để lại một sự nghiệp văn học lớn
Thơ có các tập:Thơ thơ(1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung (1960),.
Văn xuôi:Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945).
Tiểu luận phê bình, nghiên cứu văn học: Những bước đường tư tưởng của tôi(1958), công việc làm thơ(1984)..
Vội vàng in trong tập Thơ thơ.

VỘI VÀNG
(tặng Vũ Đình Liên)
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.


Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt.
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…


Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chuếnh choáng mùi hương, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
-Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
II) Phân tích: theo bố cục (bổ ngang) gồm 3 phần
Đoạn 1:từ đầu ->.hoài xuân.
Tình yêu thiên nhiên và cuộc sống nơi trần thế tha thiết của tác giả.
Đoạn 2:Xuân đương tới.-> chẳng bao giờ nữa.
Tâm trạng của tác giả về sự ngắn ngủi của kiếp người, trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian.
Đoạn 3: đoạn còn lại.
=> Lời giục giã mọi người hãy sống vội vàng để tận hưởng những giây phút tuổi xuân của mình giữa mùa xuân của cuộc đời.
1) Tình yeâu thieân nhieân, cuoäc soáng tha thieát cuûa Xuaân Dieäu
" Tôi muốn tắt nắng đi., tôi muốn buộc gió lại."=> ý tưởng táo bạo, ao ước dị thường nhưng biểu hiện cao độ tình yêu cuộc sống.
Thiên nhiên và cuộc sống như một thiên đường đầy hấp dẫn lôi cuốn: Cửa ong bướm, đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất., ánh sáng chớp hàng mi.
Đối với Xuân Diệu, mỗi ngày là một niềm vui mới, cuộc đời là chuỗi ngày vui vô tận: " Mỗi sáng sớm thần vui hằng gõ cửa"
=>tình yêu cuộc sống sôi nổi và thiết tha!
Nghệ thuật:
Điệp từ " này" như muốn nhấn mạnh nét đẹp của cuộc sống, giới thiệu sự phong phú của thiên nhiên.
So sánh chuyển đổi cảm giác: " Tháng giêng ngon như một cặp môi gần"=> sức sống mơn mởn, non tơ và quyến rũ của thiên nhiên; một cách so sánh táo bạo và độc đáo.
2) Tâm trạng của Xuân Diệu trước sự ngắn ngủi của kiếp người và sự trôi qua nhanh chóng của thời gian
a) Nguyên nhân của lẽ sống vội vàng:
Mùa xuân và tuổi trẻ tuy đẹp nhưng vô cùng ngắn ngủi. Thời gian sẽ cuốn trôi tất cả
"Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,"
=> Con người phải vội vàng tận hưởng mọi sắc màu và hương thơm, mật ngọt ở đời.
b) Tâm trạng và cảm nhận của tác giả trước bi kịch thời gian:

Quy luật thiên nhiên đối kháng với con người
Lòng tôi rộng./ lượng trời cứ chật.
Xuân vẫn tuần hoàn./ tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.
Còn trời đất../ chẳng còn tôi mãi.
=> Tác giả như thở dài u hoài, tiếc nuối. Xuân Diệu đồng nhất mùa xuân với tuổi trẻ và tình yêu nên ông ngậm ngùi than: "Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất"
b) Tâm trạng và cảm nhận của tác giả trước bi kịch thời gian:
Thời gian được cảm nhận bằng khứu giác "mùi tháng năm".
Cảm nhận về thời gian là cảm nhận về sự mất mát, thẫm đẫm hương vị của chia phôi vì mỗi khoảnh khắc trôi qua là vĩnh viễn đi mất (giữa hiện tại đã thấy thấp thoáng quá khứ, giữa sum họp đã có mầm mống chia li)
" Con gió xinh thì thào trong lá biếc
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi
Phải chăng sự độ phai tàn sắp sửa?"
=> Tác giả hoảng hốt, lo âu và thốt lên " chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa."

3) Lời thúc giục mọi người hãy nhanh chóng tận hưởng vẻ đẹp của đời, niềm vui của cuộc sống
Lời tự tình của thi sĩ với thiên nhiên, với cuộc sống bằng những cảm xúc và ham muốn si mê, cuồng nhiệt.
Tình yêu cuộc sống trỗi dậy với vẻ tươi đẹp, đầy sinh khí.
Khao khát gắn bó, yêu thương và giao hòa với thiên nhiên với con người lên đến tột đỉnh
Nghệ thuật:
Các điệp từ "Ta muốn" khẳng định cái tôi của Xuân Diệu khao khát mãnh liệt tình yêu con người, tình yêu cuộc sống.
Hàng loạt các động từ đặc tả: ôm, riết, say, thâu, cắn góp phần thể hiện niềm khao khát vô biên được tận hưởng hạnh phúc của cuộc sống.
=>sáng tạo độc đáo về ngôn từ, gây ấn tượng mạnh với người đọc.
III. Kết luận.
Sống vội vàng không có nghĩa là sống gấp, ích kỉ , hưởng thụ tầm thường. Vội vàng là một tâm hồn yêu sống đến cuồng nhiệt, quý trọng tình yêu, tuổi trẻ. Đây là giá trị nhân bản của thơ Xuân Diệu
PHẦN THUYẾT TRÌNH CỦA TỔ I ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết